Phân loại trần thạch cao phòng khách theo cấu tạo
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi được người dân quen gọi với cái trên trần thả. Là loại trần thạch cao được thiết kế với khung xương lộ ra ngoài nhằm che đi các khuyết điểm của công trình như: đường dây điện, đường ống nước….. trần bê tông thô hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Được gọi với cái tên trần thả là do nó được thi công bằng cách thả những tấm thạch cao từ trên xuống với kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm
Trần thạch cao nổi được ứng dụng cho nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, tránh làm cho nhà ở với chiều cao thấp.
Cấu tạo của trần thả
Các thanh chính: Loại trần này có các thanh chính có khả năng chịu lực tốt, chúng được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
Thành phụ: Chúng được liên kết với thanh chính để tạo kiểu dáng của trần nhà dựa theo thiết kế đã đưa ra trước đó.
Thanh viền tường: Đây là loại thanh được liên kết với tường hoặc vách ngăn giúp trần vừa với kết cấu của ngôi nhà.
Tấm trang trí: Các tấm này sẽ được đặt lên hệ thống của thanh chính, thanh phụ, thanh viền để tạo bề mặt trần trang trí.rần thạch cao nổi được ứng dụng cho nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, tránh làm cho nhà ở với chiều cao thấp.
Ưu điểm của trần thạch cao nổi
Với tính năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt… đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa tố không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại – trần thả vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các gia đình
Quá trình thi công nhanh gọn tiết kiệm được thời gian
Thi công trần thạch cao nổi, trần thả, thường có chi phí rẻ hơn so với những mẫu trần thạch cao phòng khách khác
Vì làm bằng những tấm thạch cao nên rất dễ dàng sữa chữa khi xảy ra hòng hóc
Trần thạch cao nổi sẽ thấp hơn trần nhà từ 50cm đến 1m nên rất thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần nên rất hợp với văn phòng, trung tâm thương mại.
Nhược điểm của trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi (trần thả) được sử dụng những tấm thạch cao có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
Nhà có không gian nhỏ hẹp sẽ không phù hợp với trần thạch cao nổi với những tấm thạch cao chia nhỏ nên dễ gây cảm giác chia vụn không gian
Trần thả là loại trần thạch cao đơn giản nên nó không thể đáp ứng tính thẩm mỹ cao bằng các loại trần thạch cao khác như trần thạch cao chìm hay trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được sơn tô đẹp mắt.
Trần chìm được thiết kế bao gồm khung xương các tấm thạch cao trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Chúng được kết nối với nhau thành khung xương hoàn chỉnh sau đó người ta treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới với nhau
Hay hiểu một cách đơn giản hơn trần thạch cao khung chìm là loại trần nằm bên dưới lớp thạch cao bằng hệ thống khung xương đặc biệt như một trần bê tông mang tinh thẩm mỹ cao.
Cấu tạo của trần thả
Thanh chính: Thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ
Thanh phụ: Thanh được liên kết với thanh chính và tiếp xúc với tấm trần
Thanh viền: Thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ
Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.
Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh
Ưu điểm trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm dễ dàng tùy biến hoạt tiết, hoa văn trang trí theo yêu cầu của gia chủ
Với mẫu mã đa dạng nên có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí, quạt trần trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho mỗi căn phòng.
Trần chìm tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng
Trần chìm dễ dàng ứng dụng trong nhiều thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố, văn phòng…. khác nhau dù diện tích lớn hay nhỏ thì mẫu trần này cũng rất thích hợp
Trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng
Cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi
Nhược điểm trần thạch cao chìm
Chi phí lắp đặt trần thạch cao chìm khá cao vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và tốn nhiều thời gian hơn.
Quá trình bảo dưỡng hay sửa chữa cần phải tháo dỡ toàn bộ trần, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.
Dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ
Phân loại trần thạch cao phòng khách theo tính chất
Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm giúp bạn giảm lượng âm thanh ra bên ngoài hay ngăn cản tiếng ồn xâm nhập vào ngôi nhà của bạn như trường học, hội trường, phòng ngủ…
Về cấu tạo, trần thạch cao cách âm gồm 3 phần chính: khung xương; tấm thạch cao; bông thủy tinh.
Để thi công trần thạch cao tiêu âm thường ta sử dụng tấm thạch cao tiêu âm được biết đến ngoài mục đích tiêu âm cho các công trình xây dựng, tấm này còn được sử dụng kết hợp giữa giải pháp tiêu âm và trang trí thẩm mỹ, có thể uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho công trình sau khi lắp dựng.
Sản phẩm có thể được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng…
Trần thạch cao chống cháy
Với các loại trần chống cháy người ta hay sử dụng tấm thạch cao chống cháy được kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Vỏ bọc bên ngoài tấm là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế rất đặc biệt.
Người ta sử dụng loại tấm này để thi công những loại trần có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, nhà bếp hay cầu thang thoát
Trần thạch cao chống ẩm
Dùng cho những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như nhà tắm , nhà vệ sinh, nhà bếp. Thợ thi công sẽ sử dụng các loại tấm thạch cao chống ẩm của Gyproc 9mm hoặc tấm thạch cao của Đức để tiến hành thi công giúp cho căn nhà của bạn luôn được sạch sẽ , chống ẩm mốc trong thời tiết nồm.
Trần thạch cao chịu nước
Dùng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, hay tiếp xúc với nước. Tấm thạch cao chịu nước chống thấm dùng để nát nền, đối với tường trần thạch cao sàn nâng dùng với những nơi có độ ẩm cao, phù hợp với mọi thời tiết.
Tổng hợp mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp nhất
Mẫu trần thạch cao phòng khách đơn giản kết hợp với đèn trang trí
Mẫu trần thạch cao phòng khách cho nhà ống
Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại
Mẫu trần thạch cao phòng khách giật 2 cấp trang trí đèn led âm trần đơn giản
Mẫu trần thạch cao phòng khách giật 2 cấp với gam màu trắng ngà
Mẫu trần thạch cao phòng khách giật 2 cấp đang được các khách hàng ưa chuộng
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp với phong cách tối giản Scandinavian
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp tạo hình caro
Mẫu trần thạch cao đẹp được cắt uốn tạo hình tròn cho phòng khách
Mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản, hiện đại
Mẫu trần thạch cao phòng khách uốn lượn
Mẫu trần thạch cao phòng khách uốn lượn
Mẫu trần thạch cao cho phòng khách nhỏ độc đáo, mới lạ kết hợp với phong cách đơn giản tạo điểm cuốn hút cho phòng khách.
Phòng khách chung cư làm trần thạch cao phòng khách liền bếp, tiết kiệm không gian
Mẫu trần thạch cao phẳng cho phòng khách đẹp đơn giản
Mẫu trần thạch cổ điển, giật cấp kết hợp cùng đèn chùm lớn
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp với không gian thoáng
Tiết kiệm không gian với mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp tạo điểm nhấn bằng đèn trang trí dạng thả
Mẫu trần thạch cao đơn giản không cầu kỳ
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp với tường họa tiết hoa lá
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp kết hợp với phong cách thiết kế cổ điển
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp rất phổ biến khi ở chung cư
Mẫu trần thạch cao phòng khách độc và lạ
Mẫu trần thạch cao phòng khách đơn gian với hệ thống đèn led
Có nên làm trần thạch cao cho phòng khách hay không?
Nhiều người hiện nay vẫn đang băn khoăn có nên làm trần thạch cao cho phòng khách hay không? Liệu đây có phải là một sản phẩm làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho phòng khách nhà mình.
Chúng ta cùng tóm tắt tại lại tiện ích mà trần thạch cao phòng khách mang lại để có cái nhìn toàn diện hơn nhé!
Nâng tầm vẻ đẹp ngôi nhà của bạn.
Trần thạch cao, vách thạch cao đang trở thành xu hướng thiết kế nhà ở, văn phòng trong thời gian gần đây.
Vì tính chất nhẹ, dễ thiết kế tạo hình nên trần thạch cao phòng khách sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của gia chủ.
Cho đến thời điểm hiện nay, cũng chưa có một chất liệu nào thay thế các tấm thạch cao trong việc tạo hình và thiết kế các kiểu dáng trần đa dạng đến như vậy. Hơn thế nữa, hiện nay các tấm thạch cao rất đa dạng các kiểu dáng hoa văn để khách hàng lựa chọn.
Bảo vệ không gian sinh hoạt chung của gia đình
Với công nghệ tạo bọt hiện đại, trần thạch cao không phát sinh khói bụi, không bắt lửa nên chúng hoàn toàn không độc hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thành phần của nó chủ yếu là muối canxi sulfat và các phân tử nước, là những nguyên tố hóa học không gây hại đến sức khỏe của con người.
Trần thạch cao có độ bền cao lên tới 50 năm
Trong điều kiện ổn định, độ bền của trần thạch cao có thể lên tới 50 năm.
Tấm thạch cao được chứng minh có độ bền chắc tương đối tốt bởi thạch cao được làm 100% thiên nhiên đưa qua lò nung ở nhiệt độ khoảng 150 độ C,sau đó thêm một số chất phụ gia như tinh bột, bông thủy tinh, sợi thủy tinh, K2SO4… nhằm tạo ra các tấm thạch chuyên dụng có khả năng chịu ẩm hay kháng nhiệt.
Tiết kiệm chi phí.
Trần bê tông không được ưu tiên sử dụng trong các khu công nghiệp, văn phòng bởi chúng có giá thành cao hơn tấm thạch cao.
Quá trình thi công trần được thực hiện nhanh chóng với các vật liệu theo khuôn sẵn.
Với những ưu nhược điểm mà trần thạch cao Nhân Hòa đã phân tích ở bên trên bạn có thể chọn loại trần thạch cao ưng ý. Nếu bạn chưa biết lựa chọn mẫu mã, vật liệu thợ thi công trần thạch cao thì hãy lên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại Mr. Huy: 0972 900 504; Mr. Thuận: 081 265 1992